Biến chứng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường

Theo thống kê có khoảng 5-7% số bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng loét bàn chân và nguy cơ bị cắt cụt chân ở các bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 15 - 46 lần so với người không bị đái tháo đường. Còn tính trên phạm vi toàn thế giới thì cứ 30 giây lại có 1 bệnh nhân đái tháo đường bị cắt cụt chân. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời các biến chứng bàn chân thì có thể ngăn ngừa được tới 85% các trường hợp bị cắt cụt.

1. Các nguyên nhân gây loét bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường

Biến chứng thần kinh

Biến chứng thần kinh, gặp ở khoảng 40% bệnh nhân đái tháo đường, làm giảm khả năng cảm nhận đau, nóng hay lạnh, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không thể cảm nhận được chân đã bị tổn thương. Bạn có thể dẫm lên 1 cái đinh hoặc 1 hòn sỏi nhưng vẫn đi suốt cả ngày mà không hề hay biết, tương tự chân bạn cũng có thể bị 1 vết xước hoặc vết rách nhưng không biết nên không được điều trị kịp thời và chỉ khi chân bạn sưng to lên hoặc có nhiễm trùng nặng thì bạn mới biết, khi đó là đã ở giai đoạn muộn, điều trị thường không đạt kết quả tốt.

Mạch máu

Các bệnh nhân đái tháo đường dễ bị xơ vữa động mạch, các mạch máu bị hẹp hoặc tắc sẽ làm giảm lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể. Theo các nghiên cứu, có khoảng 20% bệnh nhân đái tháo đường có hẹp hoặc tắc các động mạch ở chân. Hiện tượng kém nuôi dưỡng do máu đến ít sẽ hạn chế khả năng điều trị khỏi nhiễm trùng và lành các vết loét. Trường hợp bị tắc hoàn toàn động mạch, bàn chân và các ngón chân có thể bị hoại tử toàn bộ.

Nhiễm trùng

Các bệnh nhân đái tháo đường dễ bị nhiễm trùng hơn người bình thường, lý do là đường máu cao và tuần hoàn máu kém làm cho các phản ứng bảo vệ chống nhiễm trùng ở các BN này diễn ra chậm hơn và kém hiệu quả hơn. Đa số các bệnh nhân đái tháo đường ở Việt Nam là những người sản xuất trực tiếp tại các cánh đồng hoặc nhà máy, họ tiếp xúc trực tiếp với các nguồn vi khuẩn rất lớn, vì vậy nếu có bất kỳ một vết loét nào thì nguy cơ bị nhiễm trùng cũng như nguy cơ ổ nhiễm trùng lan rộng là rất lớn.

Ngoài ra còn một số nguyên nhân khác

Như béo phì (làm tăng áp lực lên bàn chân), giảm thị lực (gây dễ ngã hoặc chấn thương bàn chân, khó phát hiện các tổn thương ở bàn chân), bị bệnh đái tháo đường đã lâu, kiểm soát đường máu kém (khó liền vết thương), bệnh thận (gây mất protein nên khó liền vết thương), rối loạn mỡ máu gây xơ vữa các động mạch cấp máu cho chân, đi giày hoặc tất không thích hợp... và cuối cùng là những người đã có tiền sử bị loét chân hoặc cắt cụt chân thì nguy cơ bị loét chân cũng sẽ tăng lên.

2. Các tổn thương bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đường

Biến đổi ngoài da

Bệnh đái tháo đường có thể gây những biến đổi ngoài da ở chân như làm da khô, bong da hoặc nứt nẻ, nguyên nhân là do dây thần kinh chỉ huy các hoạt động làm ẩm da đã bị tổn thương.

Chai chân

Chai chân hình thành nhiều do tăng áp lực ở gan bàn chân ở các bệnh nhân đái tháo đường. Các chai chân này cũng có thể gặp nhiều ở người bình thường nên các bệnh nhân đái tháo đường thường chủ quan và không quan tâm, chính vì vậy các chai chân này có điều kiện phát triển nhiều hơn, dễ bị nứt, loét rồi trở thành ổ nhiễm trùng.

Biến dạng bàn chân

Do biến chứng thần kinh nên bàn chân bị mất cảm giác, khi đó mỗi khi đứng thì người bệnh sẽ không thể điều chỉnh tư thế bàn chân, các vị trí chịu áp lực nhiều sẽ có những biến đổi của cơ và da kéo theo những thay đổi của các khớp. Hậu quả là bàn chân bị biến dạng, điển hình được gọi là bàn chân Charcot (nhưng may mắn là rất ít gặp), và rất dễ bị loét tại các chỗ phải chịu áp lực cao.

Loét chân

Hay xảy ra ở mu bàn chân và ngón cái, và thường do đi giày dép chật. Lưu ý là các vết loét thường bắt đầu chỉ là những vết xước hoặc phồng da rất nhỏ nhưng do không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách nên đã bị nhiễm trùng, tiếp sau đó nhiễm trùng ngày càng lan rộng ra toàn bộ bàn chân. Đến lúc này thì mọi biện pháp điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc cắt lọc đều thường không có kết quả. Vì vậy, các bệnh nhân đái tháo đường cần báo ngay cho bác sĩ điều trị khi phát hiện bất cứ tổn thương hoặc bất thường nào ở chân.

Cắt cụt chân

Khác với người bình thường, vết loét chân ở bệnh nhân đái tháo đường rất khó liền vì ít khi được cung cấp đủ máu, do đó vùng tổn thương vừa không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và ôxy, vừa không có đủ các tế bào máu như bạch cầu đến để tấn công vi khuẩn và các tế bào chết cũng không được dọn dẹp kịp thời. Mặt khác, đường máu cao sẽ ức chế các hoạt động của bạch cầu, làm giảm hiệu quả của các phản ứng viêm chống nhiễm khuẩn. Do vậy, vết thương rất dễ bị nhiễm trùng lan rộng và khó liền, khi đó bắt buộc phải cắt cụt. Điều đặc biệt là các động mạch có thể bị tắc hẹp ở các đoạn cẳng chân hoặc cao hơn như ở đùi nên một số trường hợp tuy chỉ có nhiễm trùng bàn chân nhưng lại cần cắt cụt đến trên đầu gối.
 

Các biến chứng bàn chân do đái tháo đường như biến dạng bàn chân, loét bàn chân, hoại tử ngón chân... là nguyên nhân phổ biến nhất trong nhóm nguyên nhân không phải chấn thương gây cắt cụt chân ở các nước công nghiệp phát triển. Theo thống kê có khoảng 5-7% số bệnh nhân đái tháo đường có biến chứng loét bàn chân và nguy cơ bị cắt cụt chân ở các bệnh nhân đái tháo đường cao gấp 15 - 46 lần so với người không bị đái tháo đường. Còn tính trên phạm vi toàn thế giới thì cứ 30 giây lại có 1 bệnh nhân đái tháo đường bị cắt cụt chân. Tuy nhiên, nếu được phát hiện sớm, điều trị kịp thời các biến chứng bàn chân thì có thể ngăn ngừa được tới 85% các trường hợp bị cắt cụt.

 

THIÊU DIỆU BÌNH ĐƯỜNG là sản phẩm đầu tiên và duy nhất kết hợp giữa bài thuốc cổ phương “LỤC VỊ GIA GIẢM” và dược liệu quí Giảo cổ lam. Sản phẩm có tác dụng:
  • Phục hồi và kích thích tăng bài tiết insulin
  • Tăng độ nhạy cảm của mô với insulin
  • Chống tăng đường huyết mạnh nhưng không hạ quá thấp do đó an toàn cho người sử dụng.
  • Ngăn ngừa biến chứng rối loạn mỡ máu, xơ vữa mạch máu, bình ổn huyết áp, tăng cường miễn dịch hạn chế các tổn thương, viêm nhiễm, rối loạn do bệnh tiểu đường gây ra.
  • Chống lão hoá ngăn ngừa tổn thương tế bào.

Hãy điện thoại để được dược sĩ tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc an toàn hợp lý giúp điều trị bệnh đái tháo đường hiệu quả. Đi động 0961.708.075


 
Dược sĩ Minh Tâm tổng hợp

TAGBệnh tiểu đườngBệnh đái tháo đườngBiến chứng bàn chân ở bệnh nhân đái tháo đườngBiến chứng của bệnh tiểu đường

Ý kiến của bạn

code

Tin liên quan

Comment mới nhất

Tin liên quan

  • Bệnh tiểu đường (Đái tháo đường): Thiếu sản xuất insulin của tuỵ

    Đái tháo đường là căn bệnh mãn tính ngày càng phổ biến và đang trẻ hoá dần về độ tuổi mắc bệnh. Với các hậu quả và biến chứng phức tạp, thì đây là căn bệnh cần được quan tâm tìm hiểu để có các biện pháp phòng ngừa, nhận biết cũng như điều trị kịp thời.

  • Mách bạn bí quyết để sống khỏe với bệnh tiểu đường

    Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, trong những năm sắp tới bệnh tiểu đường tiếp tục là vấn nạn đe dọa sức khỏe toàn cầu. Làm thế nào để chung sống hòa bình với căn bệnh này luôn là vấn đề làm đau đầu cả bệnh nhân và thầy thuốc.

  • Những lưu ý trong chăm sóc bàn chân người bệnh đái tháo đường

    Luôn luôn hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện bất cứ những hoạt động nào. Vì đôi khi những hoạt động đó có thể làm nặng thêm tình trạng tổn thương bàn chân của bạn. Hãy tái khám ngay khi bàn chân có biểu hiện bất thường: đau, loét, đốm đỏ hay sưng... Kiểm tra cảm giác của bàn chân mỗi lần đi khám ít nhất 1 lần/năm. Cung cấp đầy đủ thông tin về tình trạng sức khỏe và cách tự chăm sóc bàn chân tại nhà để nhận được lời khuyên.

  • 7 nhóm người có nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường

    Theo trang web về bệnh tiểu đường World Diabetes, bệnh tiểu đường (đái tháo đường) đã trở thành "đại dịch" toàn cầu trong thế kỷ 21. Hiện ước tính có khoảng 425 triệu người mắc bệnh tiểu đường trên toàn cầu, con số này sẽ tăng lên 629 triệu người vào năm 2045. Từ đó có thể thấy rằng bệnh tiểu đường đang đe dọa đến sức khỏe của chúng ta nhiều hơn.

  • Thảo dược hạ và ổn định đường huyết tận gốc bệnh tiểu đường

    Mục tiêu của y học cổ truyền trong điều trị chứng tiêu khát (Tiểu đường) là làm bớt các triệu chứng khó chịu, nâng cao thể trạng cho người bệnh và ngăn ngừa nhưng biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra

Địa chỉ nhà thuốc uy tín

  • Nhà thuốc Viện Quân Y

    Đ/c: Số 104 - Đường Phùng Hưng - Quận Hà Đông - Hà Nội
    Đ/t: 024. 3998.16.99

    Website: nhathuocvienquany.com

  • Viện Y Dược

    Đ/c: Số 104 Phùng Hưng, Hà Đông, HN
    Đ/t: 0969 023 206

    Website: vienyduoc.com

  • Siêu Thị Thảo Dược

    Đ/c: Số 104 Phùng Hưng, Hà Đông, HN
    Đ/t: 0969 023 206

    Website: sieuthithaoduoc.com

  • Nhà thuốc Fucoidan Chính Hãng

    39A Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Đ/T: 0832.030303

    Website: fucoidanchinhhang.com

Giải pháp trị dứt điểm bệnh dạ dày
Viên dạ dày plus học viện quân y
scroll