Bệnh Loét dạ dày-tá tràng: nguyên nhân, cách phòng tránh và điều trị

Loét dạ dày - tá tràng là do mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ như: niêm mạc, lớp nhày, bicacbonat... và các yếu tố tấn công như: axít, pepsin. Axít và pepsin trong dịch dạ dày phá hủy niêm mạc của dạ dày và tá tràng gây loét dạ dày - tá tràng.

Viêm loét dạ dày lâu ngày không điều trị dứt điểm có thể là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư dạ dày

1. Mô tả bệnh

Bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng là tình trạng có sự hiện diện của tổn thương loét trên niêm mạc dạ dày hoặc tá tràng.

2. Nguyên nhân

Loét dạ dày - tá tràng xảy ra khi có sự mất quân bình giữa 2 lực đối kháng tác động  lên niêm mạc dạ dày - tá tràng:

  • Lực tấn công: làm phá huỷ niêm mạc dạ dày- tá tràng mà tiêu biểu là Hcl và pepsin của dịch dạ dày.
  • Lực bảo vệ: đảm bảo sự nguyên vẹn của thành dạ dày- tá tràng là nhờ vào hàng rào nhầy và lớp tế bào niêm mạc dạ dày - tá tràng.

Theo quan niệm này, bất cứ một tác nhân nào làm gia tăng lực tấn công, hoặc làm giảm lực bảo vệ đều có thể gây ra bệnh loét dạ dày - tá tràng.

Trong số các tác nhân gây ra loét dạ dày - tá tràng, Helicobacter pylori là nguyên nhân quan trọng nhất. Các thuốc NSAID, Steroides có thể gây loét ở người phải điều trị dài ngày với các thuốc này. Các Stress về tâm lý thần kinh cũng có thể gây loét, thuốc lá làm tăng nguy cơ loét, tăng tỷ lệ tái phát và biến chứng của bệnh loét dạ dày - tá tràng. Rượu cũng làm tăng tỷ lệ tái phát bệnh

3. Triệu chứng

  • Loét dạ dày - tá tràng là do mất cân bằng giữa các yếu tố bảo vệ như: niêm mạc, lớp nhày, bicacbonat... và các yếu tố tấn công như: axít, pepsin. Axít và pepsin trong dịch dạ dày phá hủy niêm mạc của dạ dày và tá tràng gây loét dạ dày - tá tràng.
  • Biểu hiện thường gặp nhất là đau vùng thượng vị. Triệu chứng đau thường liên quan tới bữa ăn từ 30 phút - 2 giờ, đau có thể xuất hiện khi đói hoặc nửa đêm về sáng. Có khi chỉ biểu hiện bằng cồn cào, ăn vào thì dịu đi. Đau bụng có thể xuyên ra sau lưng, đau lan sang phải.
  • Đau còn có tính chu kỳ: đau khoảng 2-8 tuần kể cả không điều trị gì thì triệu chứng đau cũng giảm, sau đó sẽ có đợt đau tái phát.
  • Có những bệnh nhân xuất hiện ợ hơi, ợ chua, nóng rát vùng thượng vị. Khoảng 20% bệnh nhân bị loét dạ dày - tá tràng nhưng không hề có triệu chứng, mà người bệnh vào viện vì các biến chứng như: xuất huyết tiêu hóa, thủng dạ dày, hẹp môn vị hoặc nội soi kiểm tra mới phát hiện ra bệnh.

4. Biến chứng

  • Đây là căn bệnh nhiều người mắc nhưng chưa được quan tâm đúng mức, nhiều người đến bệnh viện khi đã xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là quá muộn để cho kết quả điều trị tốt. Các biến chứng đó là:
  • Xuất huyết tiêu hóa: Người bệnh đau bụng nhiều, nôn ra máu, đại tiện phân đen như nhựa đường.
  • Hẹp môn vị làm bệnh nhân nôn nhiều, không thể ăn được, ăn vào gây nôn và đau bụng, khiến cơ thể bị suy nhược.
  • Thủng dạ dày hoặc tá tràng: Đột ngột người bệnh thấy đau bụng dữ dội, bụng căng cứng, nôn ra máu, nếu không cấp cứu kịp thời dễ bị tử vong.
  • Ung thư dạ dày: Trong loét hành tá tràng thì không gây ung thư nhưng loét dạ dày là một nguyên nhân quan trọng dẫn đến ung thư. Nhiều người đau dạ dày hàng chục năm không điều trị triệt để, đến khi sức khỏe giảm sút nhiều đi khám thì đã thành ung thư.

5. Phòng ngừa

  • Kị ăn uống không điều độ
  • Cần ăn uống đúng giờ giấc, tránh ăn quá no hoặc quá ít cho dạ dày không bao giờ quá tải, làm lượng dịch vị luôn trung hòa, giảm sự kích thích của dịch vị với chỗ loét.
  • Kị ăn đồ cay và uống rượu
  • Ớt và rượu kích thích mạnh tới chỗ loét và niêm mạc thành dạ dày, làm tăng nồng độ dịch vị.
  • Kị mỡ béo
  • Khó tiêu hóa, thời gian lưu đọng trong dạ dày bị kéo dài, tăng thêm "gánh nặng" cho dạ dày, nên ăn những thức ăn thanh đạm, ít bã, dễ nhai và tiêu hóa...
  • Kị đồ ăn sống, đồ ăn lạnh
  • Đồ ăn sống, lạnh hoặc quá nhiệt khó tiêu hóa và hấp thụ, làm dịch vụ bài tiết quá mức cần thiết, tổn thương trực tiếp đến chỗ loét, huyết quản căng, dễ xuất huyết dạ dày.
  • Kị quá căng thẳng, mệt mỏi tinh thần
  • Nếu tính thần quá căng thẳng hoặc mệt mỏi sẽ làm rối loạn chức năng tiêu hóa.
  • Nên ăn chuối tiêu
  • Chuối tiêu có tác dụng tốt trong điều trị bệnh loét dạ dày.

6. Chẩn đoán

Viêm loét dạ dày - tá tràng nếu để lâu sẽ gây những hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy khi có biểu hiện của chứng bệnh này, hãy nhanh chóng thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Triệu chứng cơ năng (chỉ có tác dụng gợi):

  • Đau vùng thượng vị. Nếu điển hình: cơn đau do loét dạ dày xuất hiện một thời gian ngắn sau khi ăn, cơn đau do loét tá tràng xuất hiện khi dạ dày trống (bụng đói). Đối với loét tá tràng, cơn đau sẽ dịu khi Bệnh nhân (BN) dùng thuốc làm trung hoà tính acid của dịch vị hay ăn một ít thức ăn. BN loét tá tràng có thể đau lan ra sau lưng.
  • Các triệu chứng khác: đầy bụng, ợ chua, ợ hơi…

Khám lâm sàng:

  • Trong cơn đau: ấn đau vùng thương vị
  • Ngoài cơn đau: không có dấu hiệu lâm sàng nào

Các dấu hiệu cảnh báo ổ loét sắp sửa hay đã có biến chứng:

  • Mức độ đau tăng
  • Đau liên tục
  • Đau lan ra sau lưng
  • Nôn ói
  • Tiêu phân đen

Các chẩn đoán phân biệt sau có thể được đặt ra:

  • Chứng khó tiêu không do loét
  • Viêm dạ dày mãn
  • Viêm thực quản do trào ngược
  • Viêm tuỵ mãn
  • Thoát vị khe thực quản của cơ hoành
  • Cơn đau quặn mật

X-quang dạ dày cản quang với phương pháp đối quang kép:

  • Có thể chẩn đoán xác định loét lên tới 80-90% các trường hợp
  • Giá trị chẩn đoán của phương pháp này thay đổi nhiều, phụ thuộc vào kỹ thuật chụp và vị trí ổ loét
  • Không thể loại trừ được ung thư dạ dày dạng loét

Soi dạ dày-tá tràng với ống soi mềm kèm sinh thiết:

  • Độ chính xác 97%
  • Là phương pháp chẩn đoán được chọn lựa trước tiên
  • Nếu sinh thiết ở nhiều vị trí trên ổ loét, có thể loại trừ ung thư lên đến 98%

Chẩn đoán nhiễm Helicobacter Pylori
Các phương pháp chẩn đoán có tính xâm lấn (cần nội soi dạ dày):

  • Chẩn đoán mô học: được xem là “tiêu chuẩn vàng” trong chẩn đoán nhiễm H. pylori.
  • Test urease nhanh (CLOtest- Campylobacter-like organism): cho mẩu sinh thiết vào môi trường có chứa urê và chất chỉ thị pH. Nếu mẫu sinh thiết có H. Pylori, men urease của H. Pylori sẽ chuyển hoá urê thành HCO3-, kiềm hoá môi trường và làm đổi màu của chất chỉ thị
  • Cấy khuẩn: có độ nhạy thấp hơn hai test nói trên nhưng độ đặc hiệu 100%. Thường chỉ được chỉ định cho mục đích nghiên cứu hay nghi ngờ H. pylori đã đề kháng với các phác đồ điều trị tiêu chuẩn

Các phương pháp chẩn đoán không xâm lấn:

  • Xét nghiệm tìm kháng thể H. pylori trong máu toàn phần hay huyết thanh (ELISA): có giá trị chẩn đoán cao đối với BN được chẩn đoán nhiễm H. pylori lần đầu và chưa được điều trị trước đó.
  • Test hơi thở-urê: cho BN uống urê mà thành phần carbon  được đánh dấu đồng vị phóng xạ (C13, C14). Nếu BN bị nhiễm H. pylori, carbon  đồng vị phóng xạ  sẽ hiện diện trong hơi thở của BN và được phát hiện bằng máy quang phổ hay máy đếm phóng xạ. Đây là phương pháp được chọn lựa để đánh giá hiệu quả của việc điều trị.
  • Xét nghiệm tìm kháng nguyên H. pylori trong phân: thường được chỉ định cho trẻ em.

Thái độ chẩn đoán

Bệnh nhân có nguy cơ ung thư dạ dày hay có các dấu hiệu cảnh báo biến chứng của loét: nội soi dạ dày-tá tràng sinh thiết loại trừ khả năng ác tính và làm CLO test.

Bệnh nhân không có các yếu tố nguy cơ kể trên, không sử dụng thuốc kháng viêm non-steroid, không nghĩ đến các bệnh lý khác có triệu chứng tương tự: điều trị thử với thuốc kháng H2¬ hay ức chế bơm proton. Nếu thất bại: xét nghiệm ELISA tìm kháng thể H. pylori.

7. Điều trị

Hiện nay việc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng có thể phân ra hai nhóm chính: nhóm bệnh loét DD-TT do nhiễm H. Pylori và nhóm không do nhiễm H. Pylori. Nhóm sau thường do dùng các thuốc  kháng viêm, thuốc trị đau nhức, do stress, do bệnh gan mạn tính.

Đối với nhóm loét viêm trị loét dạ dày tá tràng do nhiễm H.Pylori: Việc điều trị chủ yếu là dùng các phác đồ điều trị tiệt trừ H. Pylori. Các phác đồ 3 thuốc gồm một thuốc chống loét (Bismuth, Ức chế thụ thể H2 của Histamine, Ức chế bơm proton) kết hợp với hai kháng sinh (Tétracycline, Clarythromycine, Amoxicilline, Imidazole).

Các phác đồ 4 thuốc gồm 2 thuốc chống loét kết hợp với 2 kháng sinh thường dùng trong trường hợp thất bại với phác đồ 3 thuốc

Các phác đồ điều trị thường có các tác dụng phụ như chua miệng, đắng miệng, nhức đầu, buồn ói và ói. Người bệnh cần cố gắng chịu đựng để uống đủ liều điều trị vì nếu bỏ dỡ điều trị sẽ làm tăng nguy cơ kháng thuốc về sau.

Đối với nhóm loét viêm trị loét dạ dày tá tràng không do nhiễm H. Pylori: Việc điều trị gồm (1) Ngưng các thuốc gây loét, (2) Điều trị với các thuốc chống loét. Trường hợp phải điều trị lâu dài các bệnh mạn tính với các thuốc có thể gây loét thì nên điều trị kết hợp với thuốc chống loét. Trường hợp bệnh nhân đã bị loét nếu cần phải điều trị với các thuốc có thể gây loét thì bắt buộc phải điều trị kèm với các thuốc chống loét.

Các thuốc chống loét viêm trị loét dạ dày tá tràng không do nhiễm H. Pylori gồm 3 nhóm:

  • Thuốc kháng axít
  • Thuốc chống tiết axít và
  • Thuốc bảo vệ niêm mạc.

7.1. Thuốc kháng axít:

Là những thuốc có khả năng trung hòa axít của dịch dạ dày. Các thuốc kháng axít chủ yếu là các muối aluminium hoặc magnesium (hydroxide, phosphate) hiện nay được sử dụng trong điều trị triệu chứng của bệnh loét như đau bụng, đầy bụng, ợ hơi… Các thuốc thường chỉ có tác dụng khoảng 1 – 2 giờ nên phải dùng nhiều lần trong ngày. Các muối alumium thường gây táo bón; ngược lại, các muối magnesium thường gây tiêu chảy.

7.2. Các thuốc chống tiết axít:

Gồm các thuốc Ức chế thụ thể H2 và  Ức chế bơm proton làm giảm tiết axít của tế bào thành.

7.3. Các thuốc bảo vệ niêm mạc  gồm:

  • Bismuth dạng keo: có tác dụng che phủ ổ loét để bảo vệ ổ loét chống lại axít và pepsine của dịch vị.
  • Sucralfate: là một hỗn hợp sucrose sulfate và aluminium hydroxide, ở môi trường axít, hỗn hợp này tạo thành dạng gel che phủ ổ loét.
  • Prostaglandine: ức chế tiết axít đồng thời có tác dụng bảo vệ niêm mạc viêm trị loét dạ dày tá tràng qua cơ chế kích thích tái tạo niêm mạc và tăng tiết nhày

7.4. Điều trị hỗ trợ

Bên cạnh việc điều trị tiệt trừ H. Pylori hoặc điều trị thuốc chống loét bệnh nhân cần kiêng cữ các thức ăn chua cay, nhiều mỡ béo và phải ngưng hút thuốc lá, ngưng uống bia, rượu. Tránh bớt các nguyên nhân gây căng thẳng thần kinh

Lưu ý

  • Bệnh có thể điều trị dứt, không tái phát và không gây biến chứng nguy hiểm nếu được phát hiện kịp thời và được điều trị đúng cách.
  • Nguyên nhân gây bệnh quan trọng nhất là do nhiễm khuẩn HP
  • Các yếu tố thuận lợi phát sinh bệnh loét gồm: thuốc lá, bia rượu, các stress về thần kinh tâm lý, các thuốc kháng viêm, thuốc trị  đau nhức.
  • Việc điều trị bằng thuốc trong bệnh loét viêm trị loét dạ dày tá tràng cần có sự hướng dẫn của thầy thuốc để đảm bảo hiệu quả điều trị và phù hợp với tình trạng bệnh của từng bệnh nhân.
  • Người bệnh không nên tự ý điều trị, hay nghe theo lời mách bảo hoặc sử dụng lại toa thuốc cũ mà không chịu đi tái khám để tránh những hậu quả không tốt có thể xảy ra do không đuợc điều trị đúng cách.
  • Dự phòng bệnh loét: đối với nhiễm khuẩn H. Pylori cần giữ vệ sinh ăn uống; Đối với nguyên nhân khác cần khống chế các yếu tố thuận lợi như kiêng thuốc lá, bia rượu, tránh bớt các stress về thần kinh tâm lý.
  • Người lớn tuổi khi có triệu chứng của bệnh loét nên thăm dò nội soi hoặc chụp Xquang DD-TTviêm trị loét dạ dày tá tràng để xác minh hoặc loại trừ sớm ung thư dạ dày
Ds Nguyễn Bình
 

Sản Phẩm Nano Curcumin Hecopy được bào chế từ Curcumin theo công nghệ Nano kết hợp với Fucoidan - Hỗ trợ điều trị bệnh Dạ dày và Ung thư

1. Thành phần của Nano Curcumin HECOPY

  • Nano curcumin: …………………………………………200mg
  • Piperine…………………………………………………...0,2mg
  • Fucoidan ………………………………………………… 50mg
  • Phụ liệu: Gelatin, dầu đậu nành, sáp ong trắng, sorbitlo,….

2. Đối tượng sử dụng thực phẩm chức năng Nano Curcumin HECOPY

  • Bạn bị đau dạ dày, tá tràng đau tức vùng thượng vị, đầy hơi, khó tiêu, ăn uống kém, chức năng tiêu hóa kém.
  • Các bộ phận gan, thận, dạ dày của bạn đang gặp vấn đề.
  • Bạn vừa sinh em bé xong và cần nhanh chóng phục hồi sức khỏe và sắc đẹp.
  • Bạn vừa phải làm các đợt điều trị ung thư bằng hóa trị, xạ trị cần làm giảm các tác dụng phụ của việc truyền hóa chất, xạ trị.
  • Bạn bị nám da, sạm da, sắc mặt kém hồng, ăn uống kém.

3. Công dụng thực phẩm chức năng Nano Curcumin HECOPY

  • Tăng cường sức đề kháng và khả năng miễn dịch của cơ thể
  • Giảm nguy cơ u bướu do tác nhân oxy hóa gây ra
  • Hỗ trợ điều trị ung thư, ngăn ngừa nguy cơ ung thư
  • Hỗ trợ điều trị viêm gan, xơ gan, giải độc gan, tăng cường chức năng gan và lọc máu
  • Hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày, tá tràng và đường tiêu hóa
  • Bổ khí huyết, chống rụng tóc, chống hậu sản, giúp da đẹp hơn, nám má, tàn nhàng.  

4. Hướng dẫn sử dụng và bảo quản

  • Cách dùng: Uống trước khi ăn.
  • 1 hộp 60 viên
  • Ngày uống 2 viên x 2  lần/ ngày.
  • Uống duy trì 1 viên/ ngày 

HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VỀ SỬ DỤNG SẢN PHẨM HIỆU QUẢ NHẤT

Điện thoại hỗ trợ 24/7 (zalo) 0961.708.075

TAGLoét dạ dàyViêm loét dạ dàyCách chữa bệnh dạ dàyBệnh dạ dàyBệnh viêm loét dạ dàyThuốc chữa bệnh dạ dàyNano Curcumin Hecopy

Ý kiến của bạn

code

Tin liên quan

Comment mới nhất

Sản phẩm liên quan

Tin liên quan

Địa chỉ nhà thuốc uy tín

  • Nhà thuốc Viện Quân Y

    Đ/c: Số 104 - Đường Phùng Hưng - Quận Hà Đông - Hà Nội
    Đ/t: 024. 3998.16.99

    Website: nhathuocvienquany.com

  • Nhà Thuốc Dược Liệu

    Đ/c: Số 39A Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, HN
    Đ/t: 0941.815.813

    Website: thuocduoclieu.com

  • Nhà thuốc Đức Tâm

    52, Ngõ 140 Đông Thiên, Hoàng Mai, Hà Nội
    Đ/T: 0394.494.255

    Website: nhathuocductam.com

  • Nhà thuốc Fucoidan Chính Hãng

    39A Ngô Quyền, Hoàn Kiếm, Hà Nội
    Đ/T: 0832.030303

    Website: fucoidanchinhhang.com

Giải pháp trị dứt điểm bệnh dạ dày
Viên dạ dày plus học viện quân y
scroll